Lê Văn Vũ (23 tuổi),ườiđồngtínhcóđượcthamgianghĩavụquânsựhaykhôbong da 24h ngụ tại 221 đường Phùng Văn Cung, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cho rằng không rõ về Luật nghĩa vụ quân sự. "Nên mình chẳng biết liệu người đồng tính có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?". Đây cũng là thắc mắc của nhiều người trẻ khác và một số phụ huynh.
Nguyễn Đặng Thanh Tuyền (21 tuổi), ngụ tại 51 đường Bùi Đình Túy, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, hỏi: "Trong trường hợp nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự thì cần đáp ứng những điều kiện cần và đủ nào?", "Điều kiện để nữ giới viết đơn nhập ngũ là gì?".
Trả lời những câu hỏi trên, thiếu tá Võ Thành Nhân, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng chính trị Sư đoàn 330, Quân khu 9, cho biết căn cứ Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự đã quy định cụ thể các đối tượng tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự.
"Trong đó, người đồng tính không thuộc một trong những trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì trên giấy tờ của họ (người đồng tính - PV) là giới tính nam nên nếu đủ điều kiện thì người đồng tính vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định", thiếu tá Nhân nói.
Lại có băn khoăn, nếu người đồng tính tham gia nghĩa vụ quân sự, thì khi vào trong môi trường quân ngũ liệu có nhận được sự ưu ái nào không? Hay có được miễn, giảm làm những công việc nặng?
Thiếu tá Nhân cho biết: "Tất cả hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ tại ngũ đều thực hiện các chế độ, quy định theo điều lệnh, điều lệ quản lý bộ đội như nhau".
Còn với thắc mắc "nữ giới có phải tham gia nghĩa vụ quân sự?", thiếu tá Nhân trả lời: "Đối với nữ giới, nghĩa vụ quân sự tuy không bắt buộc, nhưng nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn để tham gia nghĩa vụ quân sự".
Thiếu tá Nhân thông tin thêm về điều kiện để công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự là căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định đủ 18 tuổi trở lên.
Theo đó, công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội nhân dân thì được phục vụ trong ngạch dự bị. Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện vào quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
"Như vậy, công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và không nằm trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Điều 13 thì có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị", thiếu tá Nhân cho biết.
Những ai không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thiếu tá Nhân cho biết Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Cụ thể:
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.