Hi88

Theo tờ Nikkei Asia, Quy định quản lý vấn đề ph&aacut nystatin

【nystatin】Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU

TheáchthứcvớingànhcaosuĐôngNamÁtừluậtcủnystatino tờ Nikkei Asia, Quy định quản lý vấn đề phá rừng của EU (EUDR) được xây dựng để cấm nhập khẩu 7 mặt hàng - gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và các sản phẩm gỗ - nếu chúng có nguồn gốc từ đất hình thành do phá rừng sau năm 2020. Các nhà nhập khẩu sẽ phải cung cấp "thông tin thuyết phục và có thể kiểm chứng" về chuỗi cung ứng của họ, bao gồm dữ liệu định vị địa lý về nguồn gốc sản phẩm. Việc tuân thủ EUDR sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc vào tháng 12.2024 đối với các công ty lớn và vào tháng 6.2025 đối với các công ty nhỏ.

Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU - Ảnh 1.

Một đồn điền cao su ở Campuchia

Reuters

Phản ứng ở khu vực

Một số chuyên gia cho rằng mối lo ngại đối với Đông Nam Á là EUDR sẽ gây tổn hại nặng nề cho các nông dân canh tác quy mô nhỏ trong khi không xem xét thỏa đáng vai trò của cao su trong nạn phá rừng. "Rủi ro là các hộ sản xuất nhỏ về cơ bản sẽ bị đá ra khỏi thị trường vì có quá nhiều yêu cầu và cần quá nhiều nỗ lực để giám sát và truy xuất nguồn gốc cao su mà họ sản xuất", Nikkei Asia dẫn lời ông Jean-Christophe Diepart, một nhà địa nông học tại Campuchia.

Lo ngại tương tự đang gia tăng ở Malaysia. Họ đã cùng Indonesia đàm phán với EU về EUDR vì cả hai lo ngại về tác động đối với ngành dầu cọ của họ. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu cao su trị giá 2 tỉ USD của Malaysia cũng bị ảnh hưởng. Theo Ủy ban Cao su Malaysia, nước này xuất khẩu khoảng 17% sản phẩm cao su sang EU, thị trường lớn nhất sau Mỹ. Khoảng 93% đất trồng cao su trong nước do nông dân sản xuất nhỏ kiểm soát.

Vào tháng 3, nông dân trồng cao su ở Malaysia đã cùng với những người trồng cọ dầu nộp đơn kiến nghị lên EU để phản đối các yêu cầu "đơn phương và phi thực tế" trong EUDR, cho rằng quy định này sẽ loại các hộ sản xuất nhỏ khỏi thị trường châu Âu và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nông thôn.

Trong khi đó, Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đang tìm cách tuân thủ EUDR. Các nhà quản lý ở Thái Lan đã thiết lập một nền tảng quốc gia để giúp hơn 5 triệu nông dân của đất nước đáp ứng yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc.

Nhiệm vụ bất khả thi ?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends (trụ sở tại Mỹ), việc tuân thủ EUDR là một thách thức lớn với các nước Đông Nam Á, bao gồm VN. Theo tổ chức này, khi vào VN, cao su từ Campuchia cũng như Lào được trộn lẫn với cao su địa phương, khiến việc truy xuất nguồn gốc "gần như không thể".

Chuyên gia Diepart đưa ra quan điểm tương tự, cho biết ở Campuchia, thậm chí thông tin cơ bản như diện tích trồng cao su là bao nhiêu cũng không chính xác, nên việc truy tìm nguồn gốc của toàn bộ chuỗi cung ứng gần như là bất khả thi.

Cũng có ý kiến cho rằng việc khắc phục những thiệt hại về môi trường do sự bùng nổ của ngành cao su gây ra đã quá muộn, vì sự bùng nổ đó đã kết thúc bằng tình trạng rớt giá nghiêm trọng xảy ra cách đây cả một thập niên. Chẳng hạn ở Campuchia, cao su được cho là nguyên nhân chính gây mất rừng cho đến khoảng năm 2012 hoặc 2013, trong khi hiện nay nguyên nhân chính là việc mở rộng trồng điều, theo chuyên gia Diepart.

Một vấn đề khác với các nhà sản xuất trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, là ai sẽ trả chi phí tăng thêm từ việc tuân thủ EUDR. Chủ tịch Tập đoàn Cao su Thái Lan Vorathep Wongsasuthikul cho biết việc xây dựng hệ thống cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm của họ sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng 10%. 

Nghiên cứu mới về phá rừng trồng cao su

Diện tích rừng bị mất do sản xuất cao su ở Đông Nam Á có thể cao gấp hai đến ba lần so với ước tính trước đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hồi giữa tháng 10. Dựa vào hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu kết luận hơn 4 triệu ha rừng đã bị phá hủy để trồng cao su kể từ năm 1993, với 2/3 trong số đó là ở Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Nếu xem xét khu vực rộng lớn hơn, bao gồm các tỉnh sản xuất cao su chính của Trung Quốc là Vân Nam và Hải Nam, diện tích đất trồng cao su đã tăng từ mức 10 triệu ha năm 2020 lên 14 triệu ha năm 2023.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap