Hi88

Với những quốc gia trên, thuốc lá mới (còn gọ myreadingmanga

【myreadingmanga】Thuốc lá không khói: Vì sao không vô hại nhưng vẫn được hợp pháp hóa?

Với những quốc gia trên,ốclákhôngkhóiVìsaokhôngvôhạinhưngvẫnđượchợppháphómyreadingmanga thuốc lá mới (còn gọi là thuốc lá không khói) không được coi là sản phẩm dùng để cai hoàn toàn thuốc lá như dược phẩm hỗ trợ cai. Tuy nhiên, một số quốc gia dùng sản phẩm này làm công cụ để giảm mức tiêu thụ thuốc lá điếu truyền thống. Như vậy, sản phẩm này có đặc điểm gì để phần lớn quốc gia cùng đồng thuận việc hợp pháp hóa?

Không thể loại bỏ hoàn toàn thuốc lá điếu: Chấp nhận giảm tác hại

Theo thống kê của WHO, tổng số người hút thuốc lá vẫn không đổi trong 25 năm qua, duy trì ở mức hơn 1 tỉ người cho đến năm 2025. Điều này cho thấy việc loại bỏ thuốc lá là khó xảy ra.

Trong khi đó, theo Tổ chức Hiện trạng Toàn cầu về Giảm tác hại Thuốc lá (GSTHR), lượng người sử dụng thuốc lá không khói đã chạm mốc 110 triệu người vào năm 2021, tăng 12,5% so với cột mốc 2020. Mặt khác, các quốc gia sử dụng thuốc lá làm nóng (TLLN) làm công cụ kiểm soát thuốc lá điếu như Nhật Bản cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Theo đó, chỉ sau 8 năm ra mắt TLLN, lượng tiêu thụ thuốc lá điếu thông thường tại Nhật đã giảm gần 44%, gần gấp đôi tỷ lệ 23% mà các quốc gia thành viên khác của WHO đang chật vật theo đuổi.

Thuốc lá không khói: Vì sao không vô hại nhưng vẫn được hợp pháp hóa? - Ảnh 1.

Thống kê của GSTHR - Tổ chức Hiện trạng Toàn cầu về Giảm Tác hại Thuốc lá 2021

Về mặt khoa học, một số sản phẩm TLLN cũng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm nghiệm và chứng minh là "giảm phơi nhiễm với chất gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu" nhờ vào nguyên lý "làm nóng - không đốt cháy" (heat-not-burn). So với khói của thuốc lá điếu, khí hơi của TLLN giảm đáng kể hàm lượng các chất độc hại gây bệnh, ung thư. Tuy nhiên, về khả năng giảm các nguy cơ gây bệnh, cơ quan này cho biết cần có thêm dữ liệu dài hạn để kiểm chứng. Mặc dù vậy, FDA cũng phân loại một số sản phẩm TLLN do cơ quan này kiểm nghiệm vào nhóm các sản phẩm thuốc lá "giảm nguy cơ" (reduced risk product) để phân biệt rõ với thuốc lá điếu.

GS. David Khayat, tác giả chiến lược phòng chống ung thư tại Pháp cũng trình bày về báo cáo Cochrane - tổng phân tích kết quả nhiều nghiên cứu trên thế giới về TLLN. Báo cáo này cho thấy, người dùng TLLN sẽ giảm được đáng kể nguy cơ tiếp xúc với những chất độc hại. Trên cơ sở giảm tiếp xúc với các chất độc hại, các nhà khoa học kỳ vọng những nghiên cứu dài hạn trong tương lai sẽ chứng minh khả năng giảm được nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá, bởi hầu hết các tác động lâu dài đều bắt nguồn từ sự phơi nhiễm với các chất có hại.

Trong nước, theo thông tin từ PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM: Việc sử dụng TLLN có thể giảm đến 95% hàm lượng các chất độc hại tác động lên tim mạch và chức năng của tiểu cầu, theo nghiên cứu của Hội Tim mạch châu Âu. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cũng chỉ ra, kể từ khi thị trường nước này cho phép lưu hành TLLN, tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và tim mạch (do hút thuốc lá điếu) đã giảm đáng kể.

Những hạn chế cần sớm được khắc phục phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhờ làm giảm hàm lượng chất gây hại, thuốc lá không khói có thể là cơ hội cho những người hút thuốc lá không thể cai. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có "tác dụng ngoại ý". Một trong những quan ngại của các nhà quản lý hiện nay đó là thuốc lá mới có thể sẽ gây thu hút giới trẻ và tạo nên một "thế hệ nghiện nicotine mới".

Trước những lo ngại này, ông Gregoire Verdeaux, cựu Giám đốc Chiến lược và Tài chính UNITAID (thuộc WHO), hiện đang là Phó Tổng Giám đốc Cấp cao phụ trách Đối ngoại của Philip Morris Internaitonal (PMI) chia sẻ: "Chúng ta cần theo đuổi mục tiêu kép cùng một lúc. Một mặt là đề xuất sản phẩm thay thế phù hợp dành cho những người hút thuốc trưởng thành không thể hoặc không muốn cai thuốc lá. Mặt khác là ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá mới trong giới trẻ".

Thuốc lá không khói: Vì sao không vô hại nhưng vẫn được hợp pháp hóa? - Ảnh 2.

Ông Gregoire Verdeaux tại sự kiện Technovation 7

Nguồn Realitatea

Thực tế, các quốc gia quản lý thành công TLLN đều có biện pháp ngăn chặn giới trẻ một cách hiệu quả. Chẳng hạn, khảo sát năm 2021 của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy, khi điều tra 60.000 học sinh THPT và THCS, chỉ có 0,1% học sinh có sử dụng TLLN, thấp hơn nhiều lần so với thuốc lá điếu.

Tại Việt Nam, thuốc lá mới đã hiện diện trên thị trường gần 10 năm qua trong tình trạng "vô chính phủ". Thị trường đang tồn tại nghịch lý là tuy chưa được chính phủ cho phép nhưng thuốc lá mới lậu vẫn đang được kinh doanh công khai, tiếp thị đến giới trẻ một cách phi pháp.

Theo đó, đánh giá về biện pháp ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá mới, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết: Muốn định hướng đúng cho người tiêu dùng thì phải có hành lang pháp lý để quản lý thuốc lá mới.

Theo đề xuất của các chuyên gia, các bộ ngành nên quản lý thuốc lá mới theo hình thức cấm đối tượng dưới 18 tuổi tiếp cận, đồng thời kiểm soát nguồn cung mặt hàng này đến đúng đối tượng là người hút thuốc lá trưởng thành. Cụ thể, ThS.BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV nhấn mạnh, đối tượng sử dụng thuốc lá mới là những người không thể cai thuốc cần tìm đến các giải pháp giảm tác hại để tiến tới cai hoàn toàn. Bởi vậy, nếu được kiểm soát chặt chẽ, có ít cơ sở để lo ngại rằng "thuốc lá mới là lời mời mọc, câu dẫn giới trẻ khiến họ hiểu đây là những sản phẩm vô hại".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap