Hi88

"Tặng quà nhưng không muốn ai dùng đến"Câu n&o socolive

【socolive】Kiến trúc sư và món quà 'mong không ai dùng'

"Tặng quà nhưng không muốn ai dùng đến"

Câu nói tưởng như đùa nhưng lại là câu chuyện có thật của kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Truyền,ếntrúcsưvàmónquàmongkhôngaidùsocolive Tổng giám đốc Công ty TNHH kiến trúc - xây dựng - đào tạo Cát Mộc (Q.10, TP.HCM). Hơn 2 năm trước, KTS Truyền bỏ tiền túi gần 1 tỉ đồng mua xe cứu thương tặng bà con quê nhà ở xã Phổ Phong, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi. Kỷ niệm 2 năm ngày tặng xe, anh tổng kết đã hỗ trợ hơn 500 chuyến xe cứu thương miễn phí.

"Không ai mong muốn có người bệnh để mình hỗ trợ chở đi cấp cứu, nhưng thực tế cho thấy, người cần giúp thật sự rất nhiều", anh Truyền nói.

Kiến trúc sư và món quà “mong không ai dùng” - Ảnh 1.

KTS Truyền (phải) và anh Việt bên chiếc xe cứu thương chở miễn phí cho bà con quê nhà

NVCC

Là con út trong gia đình có 8 anh chị em, ngày bé, anh Truyền từng chứng kiến cảnh người thân đặt chị gái đang chuyển dạ lên võng, gánh bộ qua những cánh đồng đến bệnh viện. Tuy bây giờ đường sá, phương tiện ở quê tốt hơn xưa rất nhiều nhưng anh vẫn quan niệm: "Với những ca bệnh cần chạy đua với thời gian thì chiếc xe cứu thương chuyên dụng có mặt sớm vẫn rất cần thiết".

Đặc biệt, vào thời điểm dịch Covid-19, biết công ty anh Truyền thực hiện "3 tại chỗ", nhiều bà con, đối tác, khách hàng ở quê đã gửi từng con gà, mớ rau vào TP.HCM. "Nhận được sự giúp đỡ, có nhiều thức ăn, chúng tôi còn chia sẻ lại cho những người dân sống quanh khu vực. Tôi nhận ra sự yêu thương, giúp đỡ qua lại giữa mọi người là điều rất đáng quý trong cuộc sống này", KTS chia sẻ.

Vì thế, ngay sau khi TP.HCM hết giãn cách xã hội, tháng 10.2021, anh Truyền mua xe cứu thương, về quê nhà trao tặng món quà của mình đến người dân. Ngoài ra, ông còn tặng thêm

100 triệu đồng để làm quỹ y tế, dùng vào việc đổ xăng, thay nhớt… Bên cạnh đó trong khi chiếc xe đang chuẩn bị được chuyển từ TP.HCM về Quảng Ngãi, có người đã tặng sim điện thoại để làm đường dây nóng, với 3 số cuối là 115 rất dễ nhớ.

Ông Phan Tiến Định, Chủ tịch xã Phổ Phong, cho biết: "Phổ Phong là một xã miền núi, cách trung tâm y tế thị xã chừng 15 km, cách bệnh viện tỉnh gần 40 km. Nếu người dân cần cấp cứu trong đêm, việc gọi xe không phải dễ dàng. Món quà của KTS Truyền thật sự rất hữu ích".

Người góp của, người có công

Anh Ngô Ngọc Việt, một người dân địa phương, được anh Truyền tin tưởng giao món quà để trực tiếp lái xe hỗ trợ bà con. Là giám đốc một doanh nghiệp ở xã Phổ Phong nên anh Việt cũng có xe hơi đi lại. Trước đây, anh từng nhiều lần chở cấp cứu miễn phí cho bà con trong địa bàn xã.

Kiến trúc sư và món quà “mong không ai dùng” - Ảnh 2.

Xe cấp cứu chuyên dụng trang bị băng ca, bình ô xy, dụng cụ y tế…

NVCC

Từ ngày trực đường dây nóng, làm tài xế cứu thương, không ít lần khi anh Việt vừa ngồi vào mâm cơm thì phải buông đũa vì có cuộc gọi nhờ hỗ trợ. Chưa kể những đêm đông, vừa mở cửa thì gió tạt vào người lạnh buốt nhưng anh vẫn lên đường. Có khi chở người bị tai nạn, trên xe có nhiều vết máu, anh lại hì hục lau dọn cho sạch sẽ rồi mới đi ngủ. Có lần, một nhóm thanh niên trong xã gọi điện nhờ đưa người đi cấp cứu. Lái xe đến nơi, chờ một hồi lâu không có ai ra đón. Gọi lớn vào bên trong nhà hỏi thăm thì nhóm người cho biết chỉ gọi thử xem xe có đến thật hay không.

"Xác định sẽ làm thiện nguyện nên dù có bực tức mình vẫn chưa có ý định dừng công việc này. Cũng có nhiều người tốt, họ gửi lời cảm ơn, như thế là đủ rồi. Mình làm bằng cái tâm nên không suy nghĩ nhiều, miễn sao giúp được người cần giúp", anh Việt nói.

Chị Nguyễn Thị Châu (33 tuổi), một người dân ở xã Phổ Phong, chia sẻ: "Không chỉ chở người dân trong xã, hiện tại nếu các xã lân cận có người cần giúp gọi đến đường dây nóng, anh Việt cũng hỗ trợ. Địa bàn xã có đoạn QL24 ngang qua thường xảy ra các vụ tai nạn, không biết họ là ai, hễ gọi là xe cứu thương có mặt".

Không chỉ đưa đến bệnh viện tỉnh, anh Việt cũng từng chở người cần cấp cứu ra đến Đà Nẵng với quãng đường hơn 100 km. Khi bệnh nhân cần đến bệnh viện xa hơn như Huế, TP.HCM, anh Việt sẽ cho mượn xe, người nhà chỉ bỏ tiền thuê tài xế lái.

Về phần mình, đúc kết lại sau 2 năm hỗ trợ bà con quê nhà, KTS Truyền nói: "Từ lâu, công ty tôi có truyền thống trích một phần lợi nhuận để làm thiện nguyện nhiều nơi. Tuy nhiên, khi được hỗ trợ người dân quê nhà với tôi là quá hạnh phúc".

Kiến trúc sư và món quà “mong không ai dùng” - Ảnh 3.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap