Hi88

Khi học kỳ mùa đông chuẩn bị bắt đầu ở Đức, hàng chục nghìn sinh viên đại học và sau đại học vẫn chư 78win01

【78win01】Sinh viên Đức đỏ mắt tìm nhà thuê vừa túi tiền

Khi học kỳ mùa đông chuẩn bị bắt đầu ở Đức,ênĐứcđỏmắttìmnhàthuêvừatúitiề78win01 hàng chục nghìn sinh viên đại học và sau đại học vẫn chưa tìm được nhà ở dài hạn và ít có khả năng thuê được giường trong ký túc xá.

Merlin, sinh viên năm nhất, 22 tuổi của Đại học Tự do (FU) tại Berlin, vẫn chưa tìm được phòng trọ và đang ở nhờ xen kẽ giữa nhà bố mẹ tại Kleinmachnow - ngoại ô Berlin, và nhà của dì gần trường. "Tôi chỉ có thể chi trả khoảng 500 euro mỗi tháng cho tiền thuê, và nhiều lúc không nhận được câu phản hồi của chủ nhà", anh nói.

Tuy nhiên, với ngân sách này, Merlin không dễ gì tìm được nơi ở. Chi phí trung bình để thuê một phòng trong một căn hộ chung ở Berlin đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, lên 650 euro, cao hơn 100 euro so với năm ngoái, theo nghiên cứu của Viện Moses Mendelssohn và nền tảng chia sẻ căn hộ wg-gesucht.

Merlin (bên phải) vẫn đang tìm kiếm nơi ở và Talina đã bị buộc rời khỏi căn hộ hồi tháng 8. Ảnh: DW

Merlin (bên phải) vẫn đang tìm kiếm nơi ở và Talina đã bị buộc rời khỏi căn hộ hồi tháng 8. Ảnh: DW

Để giải quyết khó khăn ngắn hạn, Hiệp hội Sinh viên thành phố Göttingen, miền trung nước Đức, đã thuê một khách sạn để sinh viên ở với giá ưu đãi trong vài tuần đầu học kỳ. Tại Munich, nơi sinh viên phải trả trung bình 760 USD tiền thuê nhà một tháng, khu cắm trại giá rẻ ra đời để cung cấp chỗ tá túc cho sinh viên đang còn "vô gia cư".

Đầu năm nay, khảo sát của Viện nghiên cứu Eduard Pestel cho biết Đức đang thiếu hơn 700.000 căn hộ, đặc biệt là ở phân khúc bình dân. Trong khi giá thuê đã tăng lên đáng kể, nhất là các nơi tập trung những đại học lớn.

Người phát ngôn của Hiệp hội Sinh viên Berlin Jana Judisch cho biết tổ chức này có 9.000 giường ký túc xá và còn 4.900 sinh viên trong danh sách chờ. Thời gian chờ đợi hiện tại là ba học kỳ. "Nhiều sinh viên đang thuê nhà ở các vùng xa của thành phố và chấp nhận đi lại xa xôi", Jana nói.

Matthias Anbuhl, Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Đức (DSW), cho biết trong một tuyên bố ngày 16/10 rằng việc thiếu nhà ở giá rẻ cho sinh viên ở các thành phố lớn đang ở mức "tồi tệ" trong nhiều thập kỷ. Ký túc xá ở Đức cung cấp 196.000 chỗ ở và hiện có hơn 32.000 sinh viên trong danh sách chờ xin vào.

Một ký túc xá sinh viên ở Henkestreet, Erlangen. Ảnh: Hội sinh viên Erlangen-Nuremberg

Một ký túc xá sinh viên ở Henkestreet, Erlangen. Ảnh: Hội sinh viên Erlangen-Nuremberg

Carla, sinh viên ngôn ngữ 30 tuổi tại FU là một trong những người may mắn. Cô đã tìm được căn hộ cách đây vài năm khi giá thuê còn rẻ hơn nhiều so với hiện tại. "Có những sinh viên ở ghép chỗ chúng tôi và phải ngủ trên ghế sofa vì không tìm được nơi nào khác để chuyển đi", cô kể.

Thomas Schmidt, Đại diện về các vấn đề xã hội của Ủy ban chung sinh viên (AStA) của FU, cho biết tìm nơi ở là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà sinh viên tìm đến họ để được giúp đỡ. "Một số có thể thuê nhà bằng nguồn tài chính của bố mẹ, nhưng điều này đặc biệt khó khăn đối với sinh viên quốc tế vì họ thường không thể có được đảm bảo như vậy", Schmidt nói.

Theo ông, cần có nhiều nguồn tài trợ hơn từ Thượng viện Berlin, đặc biệt là cho việc xây dựng và tái phát triển chỗ ở cho sinh viên. Rộng hơn, nên áp dụng lại giới hạn giá thuê nhà để giúp giảm chi phí cho tất cả người dân Berlin.

Theo Stefan Grob, Phó tổng thư ký DSW, số lượng sinh viên ở Đức đã tăng từ một triệu lên khoảng 2,9 triệu trong 12-15 năm qua, nhưng vẫn chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết đáp ứng chỗ ở cho họ.

Nhằm cải thiện tình hình, chính phủ Đức đã công bố khoản trợ cấp liên bang trị giá 500 triệu euro vào năm 2023 như một phần của chương trình nhà ở cho thanh niên "Junges Wohnen", cung cấp chỗ ở giá cả phải chăng cho sinh viên, người học việc và cảnh sát thực tập.

DSW hoan nghênh kế hoạch này nhưng cho rằng nó sẽ không giúp ích gì cho hàng nghìn sinh viên đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi ở tươm tất trong mùa đông này. "Sinh viên đang cạnh tranh chỗ ở với các nhóm khác như người già, gia đình trẻ, người có thu nhập thấp, người tị nạn. Đây không chỉ là vấn đề của hệ thống giáo dục đại học mà thực sự là vấn đề xã hội", Grob nói.

Anh Kỳ(theo DW)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap