Hi88

Chiều nay 26.10, tại Hà Nội, Việt Nam đã phối hO sm66

【sm66】5 định hướng thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD

Chiều nay 26.10,địnhhướngthúcđẩyhợptácđầutưsm66 tại Hà Nội, Việt Nam đã phối hợp với OECD tổ chức hoạt động tọa đàm và đối thoại của Mạng lưới Doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á, mở đầu cho chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á năm 2023.

5 định hướng thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD-Đông Nam Á - Ảnh 1.

Đây là lần thứ hai Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á được tổ chức tại Hà Nội, theo sáng kiến của Việt Nam và Úc trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD giai đoạn 2022 - 2025

HẢI MINH

Với chủ đề thúc đẩy đầu tư bền vững, các đại biểu đã tập trung đánh giá các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Đông Nam Á, từ đó đưa ra các đề xuất chính sách và biện pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư bền vững giữa các nước thuộc OECD và các nước Đông Nam Á.

Ông Phil O'Reilly, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp OECD (BIAC), đồng thời là đồng Chủ tịch Mạng lưới Doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á, khẳng định cộng đồng doanh nghiệp OECD cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững.

Phát biểu tại diễn đàn, trước hết, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm với các nước Đông Nam Á trong xây dựng thể chế, nâng cao năng lực quản trị quốc gia về đầu tư bền vững.

Đồng thời, cần triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ OECD - ASEAN, thúc đẩy các dự án ưu tiên, nhất là về thuế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, đồng thời phối hợp chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định đầu tư, các chính sách bảo vệ môi trường, đầu tư xanh.

5 định hướng thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD-Đông Nam Á - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nêu 5 định hướng thúc đẩy hợp tác đầu tư OECD - Đông Nam Á

HẢI MINH

Thứ hai, cần tạo động lực cho hợp tác đầu tư về phát triển bền vững trong các lĩnh vực mới nổi và trọng đểm như chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.

Phó thủ tướng kêu gọi các nước OECD hợp tác với các nước Đông Nam Á xây dựng các trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo, qua đó giúp ASEAN phát huy hết tiềm năng và trở thành trung tâm liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, Phó thủ tướng đề nghị OECD hỗ trợ thiết lập các nền tảng cho đầu tư bền vững như hợp tác nâng cấp, kết nối hạ tầng chiến lược tại Đông Nam Á, tăng cường kết nối giữa Đông Nam Á và OECD thông qua hỗ trợ triển khai Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025, các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng của OECD và các nước thành viên; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý đáp ứng nhu cầu của các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Thứ tư, tạo lập các hình mẫu trong hợp tác đầu tư bền vững và chất lượng. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, cần có sự kết hợp hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, khu vực tư nhân, các ngân hàng phát triển đa phương thông qua thống nhất tầm nhìn và hành động giữa các quốc gia, tổ chức khu vực và toàn cầu.

Phó thủ tướng tin tưởng, với tiềm năng và lợi thế to lớn, quan hệ hợp tác đầu tư OECD - Đông Nam Á sẽ là hình mẫu cho xây dựng các khuôn khổ quan hệ đối tác đầu tư toàn cầu.

Năm là, không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển. Về vấn đề này, Phó thủ tướng khẳng định Việt Nam cùng ASEAN luôn kiên trì thúc đẩy giải quyết các tranh chấp và bất đồng bằng giải pháp hòa bình.

Trước tình trạng xung đột leo thang tại các điểm "nóng" trên thế giới, Phó thủ tướng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, sớm nối lại đàm phán giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap