Hi88

Sáng 18/10, chị Phương là một trong 3 bệnh nhân đầu tiên được chạy thận tại Đơn vị thận nhân tạo Tru sv66 casino

【sv66 casino】Dân Cần Giờ thoát cảnh vào nội thành chạy thận

Sáng 18/10,ânCầnGiờthoátcảnhvàonộithànhchạythậsv66 casino chị Phương là một trong 3 bệnh nhân đầu tiên được chạy thận tại Đơn vị thận nhân tạo Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, khi nơi đây chính thức đi vào hoạt động.

Người phụ nữ phát hiện mắc bệnh thận 4 năm trước, phải chạy thận định kỳ tại Bệnh viện huyện Nhà Bè, 3 lần một tuần. Khi khỏe, chị tự chạy xe máy, còn lúc ốm yếu, chị chọn đi xe buýt, mất gần một ngày di chuyển.

"Nhiều hôm chạy xe xa mệt, chóng mặt quá, tôi phải ghé vào quán nước nhờ người dân đưa quay lại bệnh viện cấp cứu, nằm chờ đến tối để cơ thể ổn định mới về", chị kể, thêm rằng việc di chuyển khó khăn hơn trong những ngày mưa bão.

Hiện, dù phải đi 3 tuyến xe buýt mới lên đến trung tâm y tế, nhưng việc chạy thận ở Cần Giờ đã tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc cho người phụ nữ.

"Gia đình đơn chiếc, chồng phải mưu sinh và đưa đón con đi học, không thể đồng hành cùng nên nghe tin được chạy thận gần nhà, tôi mừng lắm", chị nói.

Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, huyện Cần Giờ và Bệnh viện Lê Văn Thịnh thăm hỏi bệnh nhân chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, huyện Cần Giờ và Bệnh viện Lê Văn Thịnh thăm hỏi bệnh nhân chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Tương tự, chị Thẳm, 45 tuổi, chạy thận 5 năm tại Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết do mất nhiều thời gian và công sức di chuyển vào trung tâm, gia đình thuê cho chị căn nhà gần bệnh viện. Tại đây, chị phải tự nấu ăn và chăm sóc bản thân, chỉ cuối tuần mới có thể về thăm nhà. Kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, con.

"Nay được chạy thận ở gần nhà, tôi đỡ nhớ nhà hơn, tiền di chuyển, ăn ở cũng tiết kiệm được rất nhiều", chị Thẳm nói.

41 người bệnh bị suy thận, ngụ tại huyện Cần Giờ, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lâu nay phải lên các bệnh viện ở trung tâm thành phố như Nguyễn Tri Phương, Lê Văn Thịnh, Nhà Bè, quận 8 và Quân y 175 chạy thận. Trong số này, 16 trường hợp đã đăng ký về điều trị tại Cần Giờ.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết nhiều năm qua, huyện Cần Giờ, nhất là xã đảo Thạnh An, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và ngành y tế, song nơi đây vẫn còn hạn chế nhất định về nguồn nhân lực. Thấu hiểu sự khó khăn của người dân nơi đây, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tình nguyện đăng ký và được Sở Y tế TP HCM phê duyệt thành lập đơn vị chạy thận nhân tạo vệ tinh tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.

Theo bác sĩ Khanh, khi triển khai thành lập, khó khăn lớn nhất là thời gian cần hoàn thành rất nhanh mà khối lượng công việc tương đối nhiều, quy mô lớn nhưng tất cả quy trình, quy định về an toàn người bệnh cần phải nghiêm ngặt, đảm bảo.

"Chúng tôi phải rất vất vả, nhưng hôm nay bù lại người dân được chạy thân tại đây, bớt khổ, bớt đi xa, đó đã là nguồn động viên lớn cho ngành y tế thành phố cũng như bản thân các bác sĩ tham gia", bác sĩ Khanh nói.

Trước đó, nhiều bệnh nhân suy thận mạn ở Cần Giờ phải vào các bệnh viện ở nội thành để chạy thận. Bệnh nhân ở xã đảo Thạnh An gặp khó khăn hơn, phải tốn 25 giờ đi và về cho một lần chạy thận, một tuần ba lần. Họ phải nhờ người thân đưa lên ghe vượt biển vào thị trấn Cần Thạnh thuê trọ ngủ qua đêm, đến rạng sáng bắt xe đò đến bệnh viện chạy thận. Không ít người phải bỏ điều trị giữa chừng.

Khu vực chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Khu vực chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Theo bác sĩ Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, trước mắt, sẽ có hai bác sĩ và 4 điều dưỡng của đơn vị này ở lại Cần Giờ xuyên suốt để hỗ trợ bệnh nhân chạy thận và luân phiên thay đổi nhân sự 3 tháng/lần. Đồng thời, người bệnh được hỗ trợ bảo hiểm y tế gần như hoàn toàn.

Trung tâm y tế huyện Cần Giờ được lắp đặt 5 máy chạy thận nhân tạo, cơ bản đủ đáp ứng cho 16 bệnh nhân đăng ký ban đầu. Trong 2 tháng tới, Bệnh viện Lê Văn Thịnh sẽ bổ sung thêm 5 máy nữa để hỗ trợ cho tất cả bệnh nhân cần chạy thận nơi đây. Từ nay đến 2025, nhân sự của bệnh viện sẽ luân phiên về hỗ trợ. Sau năm 2025, nơi này sẽ tập huấn, chuyển giao để các y, bác sĩ Cần Giờ tiếp nhận, làm chủ kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

Bệnh nhân chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Bệnh nhân chạy thận tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ, ngày 18/10. Ảnh: Mỹ Ý

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở TP HCM, nằm phía đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Trong đó, Thạnh An là một trong 6 xã thuộc huyện Cần Giờ, cũng là xã đảo duy nhất của thành phố, cách trung tâm huyện khoảng 8 km với khoảng 5.000 dân.

Huyện Cần Giờ hiện có 239 nhân lực y tế, gồm 21 bác sĩ (tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 5,14, trong khi cả thành phố là 20); 125 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; 93 nhân viên khác.

5 năm gần đây, nơi này không tuyển dụng được bác sĩ, hoặc nhân lực nghỉ việc, dẫn đến nhiều danh mục kỹ thuật, đặc biệt là nhi, sản, ngoại khoa... không được triển khai. Huyện tiếp tục nhận sự hỗ trợ nhân sự chuyên môn luân phiên từ các bệnh viện đầu ngành như Hùng Vương, Nhi Đồng 2, Nguyễn Tri Phương, Mắt...

Thời gian tới, ngoài triển khai đơn vị chạy thận thuộc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, giới chức sẽ luân phiên bác sĩ trẻ tình nguyện đến công tác tại trạm y tế xã đảo Thạnh An; thành lập Trạm Cấp cứu vệ tinh do Trung tâm Cấp cứu 115 đảm trách... UBND huyện cũng triển khai "nhà ở xã hội" nhằm hỗ trợ nơi nghỉ cho nhân viên y tế đến làm việc.

Mỹ Ý

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap