Hi88

Có thể kể đến những vở mới nhất trong năm ảnh công an

【ảnh công an】Mạch ngầm Nam bộ trong kịch Sài Gòn

Có thể kể đến những vở mới nhất trong năm 2023,ạchngầmNambộtrongkịchSàiGòảnh công an hiện vẫn đang bán vé, cho thấy các sân khấu rất chuộng đề tài, bối cảnh vùng đất Nam bộ. Và hầu hết nội dung đều kể về những mối tình chung thủy, dịu dàng đến rung động lòng người. Hiếm thấy vở nào khắc nghiệt, thù hận dữ dội, có lẽ bởi tình yêu nơi vùng đất này thường được thể hiện một cách nhẹ nhàng, vị tha, thậm chí lặng thầm, hy sinh, nhẫn nhịn.

Hoàng Thái Thanh có Trả lại lia thiachuyển thể từ truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đậm đặc màu sắc phương Nam xa xưa. Câu chuyện của đất Thổ Sầu có lỗi lầm, căm giận lẫn tha thứ, ăn năn. Nghe hai chữ Thổ Sầu đã thấy xa ngái buồn tênh… Và cô Huệ đã đoàn viên với anh Rô sau bao năm chờ đợi, bỏ qua hết mọi chuyện.

Mạch ngầm Nam bộ trong kịch Sài Gòn - Ảnh 1.

Bảo Minh (phải)và Vĩnh Trí trong vở Chờ

Mạch ngầm Nam bộ trong kịch Sài Gòn - Ảnh 2.

NSND Hồng Vân và Cẩm Ly trong vở Bông cánh cò

H.K

Sân khấu Hồng Vân có vở Bông cánh cò, bối cảnh là một cù lao cách biệt đất liền, người ta yêu nhau mà như bóng chim tăm cá, đi rồi không tìm lại được. Cô gái lặng lẽ nuôi con, lặng lẽ đợi chờ… 12 năm sau, bên nội đứa bé tìm về, và một "cuộc chiến" tình thương đã xảy ra, nhưng cuối cùng lòng vị tha của người phương Nam đã thắng mọi tính toan, ích kỷ. Họ sum vầy mà không có mất mát, tổn thương nào.

Nhân vật Út Lành trong vở Chờ(sân khấu Quốc Thảo) cũng vậy, một lần tiễn người yêu đi biển là sóng gió cuốn mất tăm. Ngày ngày cô ra biển, kiên quyết tin rằng anh ấy còn sống. Mười mấy năm trôi qua, tóc xanh phai màu, thì cô gặp lại người xưa trong trái ngang, nhẫn chịu. Đã hy sinh thì hy sinh cho trọn, dù trái tim trỗi dậy đòi quyền lợi cho mình, nhưng rồi tình thương gia đình vẫn thắng tình yêu, để mọi thứ ấm êm, vui vẻ. Kiểu hy sinh này không thể cho rằng là nhu nhược, mà chính vì người Nam bộ thường dùng chữ "thương" hơn là chữ "yêu", cho nên đã thương thì tấm lòng bao la như vậy.

Ngược giócủa sân khấu Thế Giới Trẻ cũng là một trong những vở đặc sắc thể hiện chất Nam bộ, với mối tình chung thủy của anh Trôi - cô Là, đồng thời có mối tình đơn phương của cô Nương với anh Trôi. Họ như cút bắt trong vòng tròn tình yêu ngang trái, nhưng khán giả lại rất thương họ, bởi thấy họ cũng chọn chữ "thương" hơn là chữ "yêu". Hy sinh cho nhau mãi, đến một ngày họ cũng được hạnh phúc.

Chỉ riêng Bến lửa lòngcủa sân khấu 5B là câu chuyện có đôi chút khắc nghiệt, ở đó người ta dữ dội hơn, nhẫn tâm hơn trên đường đi tìm hạnh phúc, và phải đấu tranh với hai chữ lương thiện. Vùng đất quá nghèo, phận người quá khổ, nên chàng thanh niên đã chọn cách làm giàu bất chính. Nhưng bên cạnh anh vẫn có những người bạn dù nghèo không đổi dạ, dứt khoát đi tìm ánh sáng mới chứ không thỏa hiệp với cái xấu. Kết vở vẫn là có hậu, đúng chất của người miền Tây, khi nhận ra nhân quả thì chấp nhận buông tay, hối cải.

Khán giả thích những tâm lý đó, bởi hình như nó là điểm tựa thiện lương, dịu dàng cho lòng người trong cuộc sống đang khó khăn, áp lực. Họ đi tìm những tình yêu đẹp, những tình bạn nghĩa trung, những tình mẹ con, tình gia đình sâu thẳm trong những vở nói trên. Không có vở nào đẩy cái ác đến tận cùng, bởi nó không phù hợp với tâm cảm người miền Nam.

Khán giả còn thích ngôn ngữ đậm đặc chất Nam bộ trên sân khấu. Diễn viên dù miền nào thì khi lên diễn vẫn nói được giọng Nam bộ thuần chất. Lâu lâu còn được nghe những phương ngữ rặt miền Tây rất xa xưa, khiến người xem giật mình, rưng rưng hoài niệm. Cảm xúc cũng tràn đầy khi thiết kế sân khấu thể hiện những bến sông, lục bình, nhà lá, dừa nước, chiếc xuồng, đèn dầu, cái lu, cái gáo dừa, lưới cá… rồi áo bà ba, câu hò, vọng cổ… cả một trời hoài niệm. Có lẽ bởi rất đông khán giả hôm nay là người miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp, xa quê nên họ nhớ bao thứ ở quê, chỉ cần nhìn thấy một chi tiết nào thì lòng đã mềm đi, thổn thức. Ngay cả người Sài Gòn chính gốc cũng muốn "bỏ phố về quê" trong vài tiếng đồng hồ, để thưởng thức nét mộc mạc chân chất của vùng đồng bằng thương nhớ trong các vở kịch.

Đạo diễn Quốc Thảo nói: "Khi chọn kịch bản bối cảnh miền quê Nam bộ, tôi thấy các em trẻ diễn tốt hơn. Có lẽ do các em mới lên thành phố không lâu, còn giữ chất quê, hiểu con người và vùng quê của mình, nên diễn chân thật, cảm động. Chính sự chân thật và cảm động đó đã chinh phục trái tim khán giả chứ không phải là kỹ thuật, kỹ xảo trong nghề".

Còn đạo diễn - NSND Hồng Vân thì cho rằng: "Sự dung dị của phương Nam kết nối chúng tôi từ vở diễn cho tới người xem. Tôi là người gốc Bắc, nhưng tôi đã diễn các nhân vật miền Nam thành công từ mấy chục năm nay, vì vậy tôi vào vở Bông cánh còthật thú vị. Và tôi cũng đã cho dựng rất nhiều vở lấy bối cảnh Nam bộ trên sân khấu Phú Nhuận, đều được khán giả ưng ý". 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap