Để bàn tiệc ấm cúng,Đámcướikhôngdùngrượubiakhiếnkháchmờibấtngờciprobay tình cảm hơn
Cô dâu Phạm Hồng Thanh Tâm và chú rể Trần Công Hậu (cùng 23 tuổi), ngụ tại xã Bình Minh, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, là cặp đôi đã tổ chức lễ cưới không dùng rượu bia, với hơn 400 khách mời, vào 12.11 vừa qua.
“Việc không uống rượu bia giúp những câu chuyện trên bàn tiệc ấm cúng, tình cảm hơn, tránh xích mích hay “rượu vào lời ra”. Hầu hết khách mời tại tiệc cưới đều đến từ xa, cả hai mong muốn từng gia đình, họ hàng và bạn bè khi ra về được an toàn”, Thanh Tâm cho biết.
Công Hậu cũng cho hay việc quyết định không dùng rượu bia trong tiệc cưới khiến nhiều khách mời bất ngờ, thắc mắc. “Đi ngược lại với số đông rất khó, nhưng mình nghĩ cả hai vợ chồng lúc nào cũng sống được lòng láng giềng, bạn bè nên chắc chắn họ sẽ đến tiệc cưới vì quý trọng. Nếu đến vì chén rượu bia thì tình cảm cũng không thật lòng”, Hậu chia sẻ.
Để lễ cưới vẫn náo nhiệt, Thanh Tâm và Công Hậu tổ chức thêm trò chơi trả lời câu hỏi có quà cho từng bàn. Các câu hỏi sẽ xoay quanh cô dâu, chú rể và những chuyện về tình yêu. Theo Thanh Tâm, điều này tạo sự sôi động và khách mời có kết nối thật sự với cặp đôi và gia đình hai bên, chứ không phải chỉ đến ăn uống, nhậu nhẹt rồi ra về.
Là người đã tham gia đám tiệc không rượu bia, Dương Chí Tâm (22 tuổi), nhân viên truyền thông tại H.Nhà Bè (TP.HCM), cho biết: “Mình cảm thấy những đám tiệc không rượu bia thật sự rất an toàn cho khách đến tham dự. Mọi người có thể trò chuyện, làm quen với nhau một cách tỉnh táo hơn. Do đó, mình rất khuyến khích, vì chúng ta biết rõ tác hại rượu bia nếu uống quá chén”.
Ngoài ra, Chí Tâm cũng cho hay hiện có nhiều người trẻ thay sâm banh bằng trà sữa trong lễ cưới là ý tưởng rất độc đáo. “Các bữa tiệc cũng có thể dùng trà, nước trái cây lên men… để thêm phần lạ mắt, thú vị hơn. Hoặc chia thành các bữa tiệc theo tệp khách mời khác nhau, để những người muốn dùng rượu bia vẫn cảm thấy thoải mái”, anh chàng cho hay.
Xem nhanh 12h ngày 18.11: Thời sự toàn cảnh
Mới lạ nhưng không quên truyền thống
Cảm thấy khá phân vân trước lựa chọn không dùng bia rượu trong lễ cưới sau này, K.T.T.N (24 tuổi), kinh doanh tự do tại Q.Tân Bình (TP.HCM), cho biết không dễ để thực hiện một buổi tiệc như thế. "Lần đầu tham gia tiệc cưới không rượu bia, mình thấy rất mới lạ, cảm giác buổi lễ ít vui hơn vì thiếu không khí náo nhiệt và tiếng cụng ly. Tổ chức rất dễ nhưng để làm cho tất cả mọi người thấy thoải mái thì khó, do đó cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng", T.N nói.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ, giảng viên cao cấp của Khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bia rượu dùng trong tiệc cưới có từ truyền thống rất lâu, nếu không sử dụng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến không khí buổi lễ.
“Bia rượu dùng trong tiệc cưới nếu đúng liều lượng đóng vai trò như chất xúc tác giao tiếp và tiếng đồng thanh “1 2 3 dô” làm nên không khí để quan khách vui vẻ chúc phúc cho cô dâu, chú rể. Vì thế, khi không có bia rượu, người tổ chức tiệc phải tìm các phương tiện, hình thức khác thay thế để giữ không khí, như: hát hò, kể chuyện đôi lứa, tham gia trò chơi…”, PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ cho hay.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ, việc tham gia điều khiển giao thông sau khi uống rượu bia là không an toàn và vi phạm pháp luật. Do đó, người trẻ cũng muốn hạn chế bia rượu trong các buổi tiệc quan trọng.
Khi được hỏi: “Liệu có thể thay thế lễ rót rượu giao bôi bằng các cách thức khác?”, PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ: “Giao bôi là rượu lễ, nhằm chúc phúc vợ chồng hòa hợp, đồng cam cộng khổ. Rượu giao bôi nồng nàn, có vị đắng tượng trưng đôi lứa yêu thương, nhắc nhở cùng nhau vượt qua hết mọi trở ngại cuộc đời”.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ, dù đây chỉ là lễ nghi, có thể thay thế nhưng phải có sự cẩn trọng suy xét và khéo léo để quan khách đừng quá chú ý mà nhận ra sự khác biệt, dẫn đến lời dị nghị không hay. “Có thể dùng thức uống khác màu sắc tương thích với sâm banh, vì tháp rượu là nghi lễ và tục uống giao bôi thì truyền thống. Do đó, không nên làm lố mà mất đi ý nghĩa”, ông Thơ nói.