Hi88

Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữ khoảng cách

【khoảng cách】Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông

Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia,ọcthượngnguồnsôngVàmCỏĐôkhoảng cách cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua Đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.

Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông - Ảnh 1.

Người dân lưới cá và đi ghe trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Tây Ninh

Giang Phương

Những ngày đầu tiên ở bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông, con sông nổi tiếng qua ca khúcVàm Cỏ Đôngcủa Trương Quang Lục, lời thơ của nhà thơ Hoài Vũ, một ca khúc tôi đã thuộc nằm lòng, cứ như mình đã trở về với dòng sông thân yêu mà mình yêu thương, quen biết. Thực ra, đây là lần đầu tiên tôi được thực biết sông Vàm Cỏ Đông, còn trước đây chỉ biết qua bài hát.

Ngày ấy, Vàm Cỏ Đông tuy không rộng lớn như sông Tiền ở Mỹ Tho, nhưng đó là dòng sông rất đẹp. Nước trong xanh biêng biếc, những dề lục bình không làm chật dòng sông như bây giờ, chỉ trôi từng khóm nhỏ, nhưng rất thuận tiện cho đám lính chúng tôi bơi trên sông và ngắt ngọn, phục vụ món "lục bình chấm mắm kho quẹt" mỗi bữa cơm trưa.

Có những địa chỉ dọc sông Vàm Cỏ Đông ngày đó rất quen thuộc với chúng tôi, đó là Bến Tháp ngay sát cạnh căn cứ chúng tôi, là Xóm Giữa chỉ cách "cứ" chúng tôi ba cây số, là Lò Gò cách chúng tôi dăm cây số, là Xa Mát xa hơn, cũng chỉ cách chúng tôi mấy tiếng đồng hồ đi xe đạp. Ngày ấy, đường trong rừng tuy nhỏ hẹp nhưng dùng xe đạp hay xe honda đều được, và chúng tôi đi công tác ở Xa Mát, ở Tân Biên đều đi xe đạp. Kể cả đi Lộc Ninh cũng đi xe đạp, dù mất tới hai ngày.

So với anh chị em ở chiến trường miền Trung, thì ở chiến khu R (Nam bộ) vẫn thuận lợi về giao thông hơn.

Có một địa chỉ gần căn cứ chúng tôi mà… chạy bộ cũng tới, đó là Trảng Còng. Anh em chúng tôi, cụ thể là tôi và bạn Hùng Nam, đã không ít lần chạy bộ từ "cứ" của mình ra Trảng Còng để… mua rượu uống.

Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông - Ảnh 2.

Dọc đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh

Giang Phương

Lại nói, cái quán mà tôi với Hùng Nam hay chạy mua rượu nằm ở một địa danh rất nổi tiếng trong âm nhạc Việt: Trảng Còng. Ai đã từng nghe bài hát Lên ngàn của nhạc sĩ Hoàng Việt, hẳn đều nhớ tên Trảng Còng: "Em chèo thuyền đi lên rẫy Trảng Còng…".

Hóa ra, căn cứ của chúng tôi ở cách Trảng Còng nổi tiếng này không bao xa, vậy mà nếu không gặp được nhạc sĩ Xuân Hồng, chắc tôi vẫn không biết mình hay mua rượu ở một nơi đã vào "bài hát đi cùng năm tháng".

Năm nay 2023, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhạc sĩ - anh hùng Hoàng Việt, xin nhớ một chút về địa danh Trảng Còng.

Nhớ một lần, Mao Trạch Phách (tức Cao Xuân Phách, bạn tôi, gọi như thế vì mặt hắn trông hơi giống mặt ông Mao bên Trung Quốc) cùng nhạc sĩ Xuân Hồng đi công tác đâu đó qua Trảng Còng, và tình cờ gặp tôi. Chính anh Xuân Hồng đã kể chuyện về Hoàng Việt và Trảng Còng - một trảng rẫy nằm ven sông Vàm Cỏ Đông cho tôi nghe.

Hồi kháng chiến chống Pháp, người dân từ "dưới ruộng" lên trảng này tăng gia sản xuất trồng lúa rẫy, gặp mùa bão lụt năm Thìn (năm 1952) cực khổ quá, vì thế mà có bài ca Lên ngànbất tử của Hoàng Việt. Về tên gọi "Trảng Còng", dường như trảng rẫy này mùa nước ngập có rất nhiều con còng. Biết đâu chính từ đây đã sản sinh ra câu hò ngọt ngào: "Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/Về sông ăn cá/Về đồng ăn cua/"mà người Nam bộ nào cũng thuộc nằm lòng. Rẫy Còng - Trảng Còng, sông Vàm Cỏ, còn đồng thì chắc là đồng Tây Ninh hay Long An rồi!

Nhạc sĩ Xuân Hồng trông tướng rất nông dân Nam Bộ, thiệt thà và cởi mở. Chính câu chuyện về Trảng Còng của Xuân Hồng đã giúp tôi sau này khi viết trường ca Những người đi tới biển có được một đoạn thơ cảm động về nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Lên ngàn.

bây giờ không còn anh
mỗi chúng tôi còn một cuộc đời
trên bàn tay mở ra cân nhắc
tôi chưa hề tin phép lạ
nhưng tôi tin kỳ diệu những lời cất lên từ trái tim
ngôi sao hát lúc tối trời
dòng sông miên man chảy
hai mươi năm vợ anh vẫn chèo xuồng ngược nước
lặng lẽ cứu từng bông lúa
đưa ta qua mắt nhìn thẳng những vực sâu
con người không thể thiếu bài ca
dù chỉ một lần một lần thôi đã hát

(Những người đi tới biển)

Nhân nói về bài hát Lên ngàn và nhạc sĩ Hoàng Việt, lại thêm một lần ngạc nhiên: Sao thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta có quá nhiều nhạc sĩ tài năng và tâm huyết như thế nhỉ? Nếu tính, văn học nghệ thuật đã góp phần vào cuộc kháng chiến như thế nào, thì công đầu phải thuộc về âm nhạc. Thơ ca chỉ đứng thứ hai. Nếu không có "nhạc Đỏ", làm sao chúng tôi vượt qua được Trường Sơn? Chỉ nghe lại một giai điệu của Vũ Trọng Hối thôi:"Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn/Đá mòn mà đôi gót không mòn"là đã thấy hiện trước mắt mình cả Trường Sơn của một thời mãnh liệt, khổ đau, hùng vĩ.

Bây giờ, mỗi khi nghe lại những cái tên như Bến Tháp, Trảng Còng, Xóm Giữa, Lò Gò, Xa Mát… lại nhớ da diết căn cứ nơi mình ở bên sông Vàm Cỏ Đông."Ở tận sông Hồng anh có biết/Quê hương em cũng có dòng sông"… Là dòng sông Vàm Cỏ Đông đấy ạ!

Quay lại với sông Vàm Cỏ Đông. Những địa danh bây giờ thành những điểm du lịch về rừng nguyên sinh, về căn cứ trên chiến khu R ngày xưa ấy, là những địa danh chúng tôi từng ở hay từng qua lại. Đó là Bến Tháp, Trảng Còng, Xóm Giữa, Lò Gò, Xa Mát… những cái tên nhắc về một thời kháng chiến gian khổ nhưng đầy cảm xúc.

Tôi vừa vào Sài Gòn thăm người bạn già của tôi là anh Ba Khanh (tên thật của anh là Nguyễn Khắc Vỹ). Thời còn ở chiến khu, anh Ba Khanh ở bên căn cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Anh Ba là trợ lý của bác Huỳnh Tấn Phát, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Anh Ba Khanh lại là bạn chúng tôi, mấy anh em bên binh vận, nên anh Ba hay qua chơi, uống trà trò chuyện bên sông Vàm Cỏ Đông. Thực ra, chúng tôi ở sát sông là may mắn, không phải căn cứ nào cũng được chỗ ở quá dễ thương như vậy. Vì thế, khi ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) về phụ trách Trưởng ban Binh vận R, lính của ông đã dựng cho thủ trưởng của mình một ngôi nhà gỗ thiệt đẹp ngay sát sông Vàm Cỏ. Dù chỉ thỉnh thoảng ông Sáu mới về ngôi nhà gỗ lợp lá trung quân, nhưng có cảm giác, đó mới là "Nhà Đỏ" mà sau này người ta hay gọi. Ông Võ Văn Kiệt sau hòa bình từng là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngôi nhà bên sông Vàm Cỏ ấy như báo trước câu chuyện này.

Nhóm anh em tuyên truyền binh vận chúng tôi đã ở bên sông Vàm Cỏ Đông đúng hai năm trời, trước khi "nhổ lều trại" về thẳng Sài Gòn.

Bây giờ, mỗi khi nghe lại những cái tên như Bến Tháp, Trảng Còng, Xóm Giữa, Lò Gò, Xa Mát... lại nhớ da diết căn cứ nơi mình ở bên sông Vàm Cỏ Đông. "Ở tận sông Hồng anh có biết/Quê hương em cũng có dòng sông"… Là dòng sông Vàm Cỏ Đông đấy ạ!

Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.

Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendongthanhnien.vnhoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Hào khí miền Đông). Cuộc thi sẽ nhận bài dự thi đến hết 15.11.2023. Bài viết được chọn đăng trên nhật Báo Thanh Niênvà báo điện tử thanhnien.vn sẽ nhận được nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.

Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông - Ảnh 5.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap